Alibaba.com giới thiệu công cụ Smart Assistant tích hợp Al
Đây là lần thứ 2 Nguyễn Filip ăn Tết Nguyên đán tại Việt Nam. Tuy nhiên, Tết Ất Tỵ 2025 trở nên đặc biệt hơn với bản thân Nguyễn Filip nói riêng và gia đình của anh nói chung. Thủ môn sinh năm 1992 đã có danh hiệu đầu tiên cùng đội tuyển Việt Nam kể từ sau khi nhập tịch thành công, đó là chức vô địch AFF Cup 2024. So với năm rồi, gia đình của thủ môn Việt kiều nay đã "đủ nếp đủ tẻ", khi vừa đón thêm cô công chúa nhỏ Mia.Năm 2024 cực kỳ đặc biệt, khi đem đến những khoảnh khắc thăng hoa, hạnh phúc cũng như thất vọng nhất đối với Nguyễn Filip. Anh bày tỏ: "Về bóng đá, khoảnh khắc đáng nhớ nhất của tôi trong năm 2024 là trận đầu tiên khi tôi ra mắt đội tuyển Việt Nam tại Asian Cup 2023 (đá ngày 14.1.2024, thua Nhật Bản 2-4). Đó là điều tôi và bố đã chờ đợi gần 10 năm trời, sau rất nhiều nỗ lực. Tôi thực sự cảm ơn CLB Công an Hà Nội đã hỗ trợ rất nhiều để tôi có được cơ hội này. Giây phút tồi tệ nhất chính là trận thua Indonesia 0-3. Trận thua đấy khiến tôi và đội tuyển Việt Nam chính thức khép lại cơ hội tranh tài ở vòng loại thứ 3 World Cup 2026, cũng như mất vé trực tiếp dự Asian Cup 2027. Bóng đá mà, chúng ta sẽ luôn có những niềm vui và nỗi buồn, nhưng trải nghiệm trong năm 2024 thực sự đáng nhớ và đặc biệt. Còn về cuộc sống ngoài sân cỏ của tôi thì rất tuyệt vời, khi tôi đón chào thành viên mới của gia đình"."Quả thật, tôi không thể có bất kỳ lời phàn nàn nào cả về đời sống trong năm 2024. Tôi hy vọng bản thân và gia đình sẽ có thêm nhiều trải nghiệm đẹp đẽ, thành công và hạnh phúc hơn cả trong lẫn ngoài sân cỏ trong năm Ất Tỵ này", Nguyễn Filip nói thêm.Hiện tại, Nguyễn Filip vẫn là thủ môn số 1 của CLB Công an Hà Nội. Trong khi đó, vị trí của thủ thành 33 tuổi ở đội tuyển Việt Nam đã bị lung lay. Tại AFF Cup 2024, anh chỉ được bắt chính 2 trận (trong tổng số 8 trận của đội bóng sao vàng).Trong năm 2025, Nguyễn Filip cần phải chứng minh nhiều hơn để cạnh tranh suất bắt chính tại đội tuyển Việt Nam. Đội bóng của HLV Kim Sang-sik có mục tiêu quan trọng, đó chính là giành vé dự vòng chung kết Asian Cup 2027.Chạy xe rẽ trái, gây nguy hiểm
Giáo viên Lâm Vũ Công Chính, Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM), cho rằng đề xuất điều chỉnh thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sớm hơn là chưa hợp lý với năm học này. Theo ông Chính, từ đầu năm học 2024-2025 Bộ GD-ĐT đã công bố kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 dự kiến sẽ diễn ra trong 2 ngày 26 và 27.6. Do đó sự thay đổi khi mà kỳ thi chỉ còn 2 tháng nữa là kết thúc sẽ làm xáo trộn tâm lý của học sinh và kế hoạch giảng dạy của thầy cô phải rút ngắn hơn so với dự kiến. Tuy nhiên, ông Chính nói, phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trong tháng 6, ngay sau khi kết thúc năm học là hợp lý nhưng nên áp dụng vào năm học sau. Trước lý giải đề xuất điều chỉnh thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trong bối cảnh cả nước đang thực hiện sắp xếp, sáp nhập tỉnh, thành phố, giáo viên này cho rằng không đúng quan điểm. Việc sắp xếp lại bộ máy hành chính tinh gọn để hiệu quả hơn mà nay các sở GD-ĐT lại đề xuất thi sớm để giữ "ê kip cũ" vì lo ngại vấn đề "kỳ thi an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế" có chăng gây hoang mang cho toàn ngành và xã hội. "Tôi cho rằng mọi điều chỉnh, thay đổi thì cần có kế hoạch ngay từ đầu năm học chứ không nên 'đào kênh rẽ nước' làm ảnh hưởng đến hàng triệu thí sinh trên cả nước trước kỳ thi quan trọng mang tính quốc gia", giáo viên Trường THPT Nguyễn Du bày tỏ quan điểm...Trong khi đó, giáo viên Phan Thế Hoài, dạy ngữ văn ở Q.Bình Tân (TP.HCM) cho hay ủng hộ đề xuất của TP.HCM và một số tỉnh về việc thi tốt nghiệp THPT vào đầu tháng 6. Bởi vì, thầy và trò đã quen với các dạng đề thi minh họa, tham khảo do Bộ GD-ĐT cung cấp từ năm 2023, 2024. Cùng với đó, nếu kỳ thi này được tổ chức sớm thì giáo viên sẽ có thêm thời gian nghỉ hè.Bên cạnh đó, thầy Hoài cũng nói, theo Thông tư 29, học sinh được học thêm ở trường 2 tiết/môn/tuần thì việc ôn tập kéo dài cũng không có mấy hiệu quả. Tốt nhất là học sinh vừa học vừa tự ôn tập theo hướng dẫn của giáo viên theo yêu cầu cần đạt của chương trình là có thể làm bài tốt.Cũng vẫn là những tranh luận trước việc nên hay không nên đẩy thời gian thi tốt nghiệp THPT lên sớm hơn so với dự kiến, một giáo viên lịch sử tại Q.Bình Tân (TP.HCM) nói rằng: "Đã học thì phải tự giác và có ý thức ngay từ năm lớp 10. Không để chờ đến cuối tháng 6 mới thi mới học. Nhiều học sinh đến lớp ôn tập nhưng không học. Thi sớm để các em có ý thức học tập hơn".Tuy nhiên, giáo viên Nguyễn Thành Nhân (Q.7, TP.HCM) cho rằng nếu tổ chức thi sớm để học sinh có ý thức hơn là chưa thực sự hợp lý, bởi ý thức học tập không chỉ phụ thuộc vào thời gian tổ chức kỳ thi mà còn do cách giáo dục và định hướng từ trước. Học sinh lớp 12 đang theo chương trình mới từ lớp 10, phải đối mặt với lượng kiến thức lớn và sự thay đổi giữa sách cũ – mới, nếu đột ngột thi sớm hơn sẽ khiến các em không đủ thời gian ôn tập, gây áp lực và ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả. Không thể đánh đồng tất cả học sinh với một số ít bạn không tập trung trong giờ ôn tập để thay đổi thời gian sớm hơn.Từ đó, giáo viên này cho rằng: "Học sinh cần thời gian ôn luyện, nâng cao... Chưa kể cấu trúc đề thi mới khác hơn mấy năm về trước, các em thật sự rất cần thời gian để ôn thi tốt nghiệp THPT, nhất là giai đoạn này".Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Nên thi sớmGiữ nguyên lịch thi dự kiếnÝ kiến khác
Việt Nam đang thiếu nhân lực chuyển đổi kinh tế số, kinh tế xanh
Cuối năm 2024 - đầu năm 2025, Cửu trọng tử phát sóng và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khán giả Trung Quốc lẫn quốc tế, dù trước khi chiếu phim không được tuyên truyền rầm rộ. Thậm chí, bộ phim truyền hình cổ trang Trung Quốc này còn phát sóng lại trên truyền hình đến nay. Cơn sốt nằm ngoài dự đoán của tác phẩm giúp hai diễn viên chính Lý Quân Nhuệ và Mạnh Tử Nghĩa gây chú ý.Riêng với Mạnh Tử Nghĩa, cô chiếm cảm tình với nhan sắc trong trẻo nhưng không kém phần rạng rỡ, làn da trắng sáng không tì vết và ngũ quan thanh tú đặc biệt là đôi mắt to tròn cuốn hút. Trong Cửu trọng tử, tạo hình cổ trang thanh thoát càng tôn lên phong thái thanh tao của nữ diễn viên.Ngoài đời, Mạnh Tử Nghĩa cùng sắc vóc thon thả quyến rũ thường nổi bật trong những bộ váy áo có thiết kế bó sát, ôm dáng tinh tế. Sau khi Cửu trọng tử đạt thành tích tốt, mỹ nhân 9X liên tục chiếm spotlight mỗi khi xuất hiện trước công chúng.Mới đây nhất, trong bộ ảnh mừng Tết Nguyên đán, Mạnh Tử Nghĩa một lần nữa trở thành chủ đề được bàn luận sôi nổi nhờ vẻ đẹp lộng lẫy. Phần lớn dân mạng khen ngợi cô ngày càng "lên hương" hậu Cửu trọng tử. Chia sẻ với truyền thông, nữ diễn viên thừa nhận việc nổi tiếng hơn cũng mang đến cho bản thân hàng loạt cơ hội tốt trong công việc. Sau khi Cửu trọng tử chiếu, cô nhận được nhiều kịch bản chất lượng. Đáng chú ý, đông đảo người xem đều mong chờ Mạnh Tử Nghĩa tái hợp Lý Quân Nhuệ sau khi chứng kiến màn "phản ứng hóa học" quá tốt của họ trong Cửu trọng tử.Được biết, Mạnh Tử Nghĩa từng được bầu chọn là hoa khôi Học viện Điện ảnh Bắc Kinh. Cô ra mắt qua vai diễn a hoàn Thạch Nghiễn phim Võ thần Triệu Tử Long (2016). Đến cuối năm 2018, cô nhận được vai nữ chính đầu tiên trong sự nghiệp phim ảnh với tác phẩm Ánh sao kia thuộc về anh. Sự nghiệp của người đẹp 9X bùng nổ thông qua vai diễn Ôn Tình trong Trần tình lệnh. Song, cũng vì nhân vật này mà Mạnh Tử Nghĩa bị vướng vào lùm xùm dùng tiền để sửa kịch bản, mua đất diễn nhằm đưa cô từ nữ phụ thành nữ chính của phim. Tuy sao phim Cửu trùng tử đã phủ nhận nghi vấn trên, nhưng nhiều khán giả vẫn không tin và chỉ trích cô.Mặt khác, trong quá khứ, ngôi sao Hoa Ngữ sinh năm 1995 còn dính phải tranh cãi bị cho là có thái độ không tốt khi tham gia chương trình truyền hình. Đến năm ngoái, vụ việc này mới được làm sáng tỏ, Mạnh Tử Nghĩa được giải oan, lấy lại thiện cảm từ công chúng. Ngoài ra, nàng "hoa khôi Bắc Ảnh" này còn được biết đến cùng loạt phim Tương dạ 1, Phù thế song kiều truyện, Yến vân đài, Tuyết trung hãn đao hành, Luận ai xứng danh anh hùng, Chuyện kể hoa lưu ly, Trầm vụn hương phai, Tây xuất Ngọc Môn… Diễn xuất của Mạnh Tử Nghĩa được đánh giá ở mức ổn, có khả năng hóa thân thành nhiều hạng nhân vật. Hiện Mạnh Tử Nghĩa đang có các dự án như Đào hoa ánh giang sơn, Tam tuyến mê hồi… chờ phát sóng.
Ngày 3.2, đại diện Phòng CSGT Công an TP.HCM thông tin tình hình trật tự an toàn giao thông, tai nạn giao thông trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Phòng CSGT cho biết, trong dịp tết vừa qua, nhìn chung tình hình trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn TP.HCM được duy trì ổn định. Thời điểm trước và sau kỳ nghỉ tết, lưu lượng phương tiện có sự tăng cao, tập trung chủ yếu ở các tuyến quốc lộ, các khu vực cửa ngõ, khu vực bến xe, nhà ga, sân bay, bến phà. Lực lượng CSGT đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, làm tốt công tác quán xuyến địa bàn, bố trí lực lượng để điều tiết, phân luồng giao thông, không để xảy ra ùn tắc giao thông.Về tai nạn giao thông đường bộ, CSGT cho hay đã được kéo giảm trên cả 3 mặt về số vụ, số người chết và số người bị thương. Cụ thể, trong thời gian từ ngày 25.1 - 2.2, trên địa bàn TP.HCM đã xảy ra 13 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 4 người, làm bị thương 8 người. So với cùng kỳ giảm 10 vụ (-43%), giảm 7 người chết (-64%), giảm 4 người bị thương (-33%). Về công tác tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm giao thông, trong 9 ngày Tết Nguyên đán (từ 25.1 - 2.2), lực lượng CSGT đã lập biên bản xử lý 4.804 trường hợp vi phạm, tạm giữ 2.489 phương tiện, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn 664 trường hợp, trừ điểm giấy phép lái xe 375 trường hợp.Một số lỗi vi phạm phổ biến là vi phạm quy định về nồng độ cồn (2.381 trường hợp), chạy quá tốc độ quy định (281 trường hợp), điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy (19 trường hợp), điều khiển xe không có giấy phép lái xe (226 trường hợp), dừng xe, đỗ xe không đúng quy định, lưu thông đường cấm...Về giao thông đường sắt và đường thủy nội địa trên địa bàn TP.HCM trong các ngày Tết Nguyên đán được đảm bảo ổn định, chưa phát hiện trường hợp vi phạm.
Bật mí phương pháp giảm cân mới cực 'chill'
Theo đó khu đất nêu trên, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam-CTCP đã gửi đơn và hồ sơ đề nghị thuê đất kèm theo văn bản 4871 ngày 18.11.2024.Trên thực tế, trong năm 2023 Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam-CTCP đã nhận bàn giao 16,05 ha đất để thực hiện dự án xây dựng nhà ga hành khách T3-Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất theo Nghị quyết số 93/2022 của Chính phủ về việc tháo gỡ vướng mắc trong việc bàn giao đất quốc phòng để thực hiện dự án nhà ga hành khách T3 và dự án đường giao thông kết nối với nhà ga hành khách T3-Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Thời gian qua, dự án đã và đang được tập trung mọi nguồn lực để thi công các hạng mục công trình đúng với tiến độ được duyệt. Đến nay dự án cũng sắp hoàn thành và dự kiến đưa vào khai thác vào dịp 30.4.2025. Tuy nhiên Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam-CTCP vẫn chưa được cấp quyết định cho thuê đất để hoàn tất các thủ tục đất đai của dự án.Tiếp theo văn bản 4871, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam-CTCP đề nghị UBND TP.HCM, Sở Tài nguyên-Môi trường xem xét, sớm giải quyết hồ sơ thuê đất đối với khu đất 16,05 ha xây dựng dự án nhà ga hành khách T3-Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Trường hợp có vấn đề vướng mắc, hồ sơ chưa hợp lệ hoặc lý do khác dẫn đến hồ sơ chưa được giải quyết, đề nghị UBND thành phố, Sở Tài nguyên Môi trường có văn bản hướng dẫn để Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam-CTCP biết và triển khai thực hiện.Trước đó ngày 22.11.2024, Văn phòng UBND TP.HCM đã có phiếu chuyển văn bản số 4871/2024 của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam-CTCP đến Sở Tài nguyên Môi trường xem xét, xử lý về việc thực hiện thủ tục cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với khu đất 16,05 ha xây dựng dự án nhà ga hành khách T3-Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.Trao đổi với Báo Thanh Niên, ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường, cho biết nội dung về chuyên môn Sở sẽ hướng dẫn để Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam-CTCP làm thủ tục. Được biết, khu đất 16,05ha dự kiến xây dựng nhà ga T3 nằm trong quy hoạch chi tiết Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt, Bộ Quốc phòng đã có phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đối với khu đất này theo nghị định 167/2017/NĐ-CP. UBND TP.HCM cũng đã có văn bản đồng thuận với phương án sắp xếp của Bộ Quốc phòng.